Ooker's blog

Tôi và thế giới


Leave a comment

Cô gái bán hoa và nhà Toán học (hay, kỹ năng mềm của các giáo sư)

Sự thật thường tối tối, bẩn bẩn, và nằm ở giữa!

RITES

Bài viết này nhằm chỉnh lại một quan niệm khá phổ biến rằng những người học/làm Toán (hay rộng ra là khoa học cơ bản) thường thiếu kỹ năng mềm hay kiến thức thực tế. Bản thân tôi có thỉnh thoảng tranh luận với người Việt, khi đuối lý họ thường nói đại ý: “Giáo sư ơi, đời thường không giống với lý thuyết Toán đâu!”.

Mà không chỉ người Việt, người Mỹ cũng rất định kiến về Toán. Đến mức khi nói chuyện trong các buổi tiệc, liên hoan, khi biết bạn làm Toán, câu cửa miệng của họ thường là: “Hồi xưa đi học tôi thảm hại về Toán” (I sucked at math in schools), như một niềm tự hào! Có một câu chuyện vui như sau, mà tôi nghe được từ một đồng nghiệp trẻ thanh lịch, anh này khi đó đang làm nghiên cứu sau tiến…

View original post 1,160 more words


Leave a comment

Sự thật về nạn hiếp dâm (rape)

Tâm hồn đẹp Việt Nam

Hiếp dâm, xâm phạm thân thể của một người một cách gợi dục, dù nhẹ đến cỡ nào, qua đường âm đạo, hậu môn, hay đường miệng mà không có sự đồng thuận (consent) của người đó (theo FBI), từ lâu đã là một vấn nạn nhức nhói. Từ định nghĩa, chúng ta cũng dễ dàng thấy được rằng không có bất kỳ ai muốn bị hiếp dâm cả. Cho nên, việc tìm cách tự vệ, phòng ngừa là không hề đáng trách.

Dạo gần đây, trên Facebook có một bài viết đưa ra những cách giúp mọi người trốn thoát hay phòng ngừa bị hiếp dâm đang được chia sẻ rộng rãi. Bài viết có nhiều dị bản, nhưng chủ yếu có mấy điểm sau đây:

Incredible Humanity
(Hãy chú ý, hãy đọc, vì nó có thể cứu được nhiều người phụ nữ hay con…

View original post 2,338 more words


Leave a comment

Lý giải ma thuật của ca khúc Someone Like You – Adele

VIET Psychology

Tuy Adele càn quét giải Grammy 2012 nhờ vào ca khúc Rolling in the Deep nhưng chính Someone Like You, một ca khúc có khả năng khiến người nghe rùng mình và rơi lệ, mới chính là nhân tố đưa cô trở thành một biểu tượng âm nhạc trong thời gian gần đây.

Tuy trải nghiệm cá nhân và nền văn hóa có tác động nhất định đến phản ứng của mỗi cá nhân, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những đặc tính nhất định của âm nhạc có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng tạo những cảm xúc mạnh mẽ nơi người nghe. Sự kết hợp giữa ca từ cảm động và một giọng ca nội lực của Someone Like You gửi những tín hiệu mạnh mẽ đến não. Những tín hiệu này có thể so sánh với các nhân tố gây kích thích như…

View original post 907 more words


Leave a comment

Lý do tại sao chế độ quân chủ vẫn còn phù hợp và hữu ích trong thế kỷ 21

Cuối cùng, một cách khác thường, chế độ quân chủ có thể phục vụ người đứng đầu nhà nước một cách dân chủ và đa dạng hơn so với nền chính trị dân chủ thật sự.

Nghiên Cứu Lịch Sử

Bảo Long - Hoàng thái tử cuối cùng thời quân chủ VNBảo Long – Hoàng thái tử cuối cùng thời quân chủ VN

Akhilesh Pillalamarri

Đàm Hà Khánh dịch

Bạn cho rằng chế độ quân chủ là xấu? Hãy suy nghĩ lại.

Vai trò của chế độ quân chủ đã trở lại trong các tin tức gần đây, với sự thoái vị của nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos I và sự lên ngôi của thái tử Felipe (Philip) VI. Ở những nơi khác trên thế giới, chế độ quân chủ vẫn tiếp tục  gây chú ý và ghi dấu ấn lên những sự kiện ở những nơi cách xa nhau như Thái Lan, Bhutan, Bỉ, Ma-rốc, và Saudi Arabia. Với nhiều độc giả hiện đại, chế độ quân chủ dường như là di sản cổ xưa không phù hợp, lỗi thời và rốt cuộc nên nhường chỗ cho chế độ cộng hòa.

Sự thật cho thấy điều hoàn toàn ngược…

View original post 1,404 more words


Leave a comment

Vấn đề Việt Nam – Campuchia

Cách đây lâu rồi, tôi có hân hạnh được đọc bản thảo cuốn “When broken glass floats” của Chanrithy Him trước khi nó được xuất bản và trở thành một cuốn sách bán chạy khắp thế giới. Tôi đọc say mê, tím tái cả thân thể bởi câu chuyện rùng rợn của một đứa trẻ sống dưới chế độ Khơ-me Đỏ. Chỉ đến khi đọc tới câu cuối cùng, tôi mới như bị dội một xô nước lạnh vào mặt. Chanrithy nói rằng, cô “…thoát chết trong gang tấc, và trái tim cô gái nhỏ thắt lại, bởi cùng với nỗi khổ hạnh đã qua, cô nhìn thấy đất nước Campuchia đang chuẩn bị chìm trong bóng tối cuộc xâm lược từ một kẻ thù truyền kiếp: Việt Nam”.

Những cuộc biểu tình phản đối Việt Nam, những cuộc đụng độ và bài trừ dân Việt ở Campuchia đã diễn ra từ tháng 7 năm ngoái khi chính quyền thân Việt của Hun Sen thắng cử với nhiều cáo buộc gian lận. Đỉnh điểm vào ngày 6-6, Tham tán ĐSQ Việt Nam Trần Văn Thông tuyên bố rằng miền Nam VN đã chính thức thuộc về VN từ rất lâu, trước cả khi Pháp chiếm đóng. Bắt đầu từ tuyên bố này, cờ Việt bị đốt, người Việt bị thanh trừng, lãnh đạo đảng đối lập liên tục gọi thiểu số Việt là “yuon” (savage/man rợ [*]), một bộ phận dân Cam biểu tình đòi lại vùng Nam Bộ Tây Ninh, ngày 9/10 Cambodia Daily đưa tin người biểu tình đốt tiền VN và dọa đốt sứ quán. Trên face của tôi, bạn bè quốc tế liên tục inbox hỏi thăm, bàn bè làm ăn ở Cam cũng cập nhật tình hình lo ngại, báo chí quốc tế hối hả bình luận. Nhưng đương nhiên, cả trăm triệu dân Việt ở ngay sát nách Campuchia phần lớn vẫn nằm duỗi chân ăn mừng quốc khánh của dải đất hình chữ S. Tại sao báo chí VN không đưa tin đầy đủ?

“Nước mày hình chữ C thì có, “Cờ” … kứt ý!” – một bình luận viên gõ như vậy trên một facebook cá nhân mà tôi quen. Hẳn nhiên, comment vô văn hóa này không thể khiến tôi ngồi yên. Căm ghét kẻ dám xúc phạm quê hương là một chuyện, nhưng tôi cũng thấy mình có trách nhiệm phải đi tìm bằng được những lý giải cho nỗi căm ghét đó. Lịch sử ngày bé tôi học chỉ thấy nói người Cam biết ơn người Việt, đâu có nói đến sự căm hận đến mức như vậy?

Một bài viết trên báo Campuchia ngày 6-9 đưa lời dẫn của môt thanh niên Cam “17/20 người trong số bạn bè của tôi ghét VN, và cho rằng VN có âm mưu mờ ám”.. Bài báo cũng nêu ra thực trạng của nhiều người Việt ở Cam, không có quốc tịch, con cái không được đến trường, không được mua đất, chủ yếu sống trên thuyền với nghề sông nước.
http://www.phnompenhpost.com/post-weekend/out-20-my-friends-17-hate-vietnamese
(Xem bản dich tiếng Viet của Khanh Nguyen ở cuối bài)

Lịch sử (chính thống) luôn được viết bằng ngòi bút của kẻ chiến thắng (Churchill). Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi tại sao một bộ phận dân Cam ghét VN, tôi quyết định chọn đọc những tư liệu của bên thứ ba, tức là những tư liệu được viết bởi những tác giả không phải người Việt hoặc Cam, và ít có liên quan nhất đến cả Việt Nam và Campuchia. (Tất nhiên không tài liệu nào hoàn toàn khách quan cả, nhưng “không Việt không Cam” thì sẽ dễ có khả năng khách quan hơn). Sau đây là tóm tắt một cách sơ lược nhất. Đề nghị các bạn tìm danh sách tư liệu tham khảo bên dưới để đọc chi tiết.

Vương quốc Khmer nằm kẹp giữa hai láng giềng lớn Việt Thái dần dần mất đất từ nhiều lý do khác nhau. Người Campuchia có câu: “cây thốt nốt mọc đến đâu, đất (xưa) của người Cam trải dài đến đó”. Sách sử Việt Nam có một cách gọi khác, hào hùng hơn: “mang gươm đi mở nước”. Hẳn nhiên, đây là một đường đi phát triển tất yếu của xã hội loài người “cá lớn – cá bé” ở đâu cũng vậy. Đường biên của các bộ lạc, thành phố tự trị, lãnh thổ chư hầu, đế chế và nay là quốc gia đã luôn luôn đổi thay dựa vào thế mạnh yếu từng thời kỳ của từng xã hội. Lịch sử mà VN gọi là “mang gươm đi mở nước” thực chất là một quá trình lâu dài và phức tạp của nhiều yếu tố chứ không chỉ là thanh gươm: di dân, đồng hóa, áp đặt, thỏa hiệp, và cả đánh chiếm từ Bắc xuống Nam (đề nghị xem thêm các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).

Chính vì vậy, bất kỳ một quốc gia nào cũng nuôi ít nhiều hằn thù với các nước láng giềng bởi những hiềm khích không thể tránh khỏi trong quá trình xác định biên giới bờ cõi. Đối với người Cam, đế chế Khmer rộng lớn khi xưa bị mất hẳn là một lịch sử tơi bời, và điều này có thể khiến chúng ta hiểu tại sao Campuchia chưa bao giờ hết xích mích với người Thái và chưa bao giờ tin tưởng vào người Việt.

Khi Việt Nam với tham vọng thành lập một liên mính chống Pháp trên toàn Đông Dương, trực tiếp giúp thành lập Đảng dân tộc cách mạng Campuchia (tiền thân của Đảng Cộng sản Campuchia, tức Khmer Đỏ), thì hai bên trở thành đồng minh thân thiết. Tuy nhiên, đằng sau vỏ đồng minh là niềm uất hận mất nước không bao giờ nguôi ngoai, thậm chí biến thành dã tâm tiêu diệt 50 triệu người Việt đến kẻ cuối cùng. Khmer Đỏ cho rằng Việt Nam âm mưu thành lập Khối Đông Dương (Indochina Federation) và dắt mũi các nước khác trong đó có Campuchia. Với hai lý do này, Khmer Đỏ yêu cầu Việt Nam trả lại đất tổ tiên (đề nghị xem chi tiết ở các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).

Với quân số nhỏ hơn nhiều lần, nhưng Khmer Đỏ liên tục thực hiện các cuộc tàn sát đẫm máu dọc biên giới Việt – Cam làm hơn 300.000 người Việt Nam thiệt mạng. Ngày 17-4-1977, chính quyền VN vẫn còn gửi thông điệp chúc mừng chính quyền Khmer Đỏ sau 2 năm thành lập. Đáp lại lời chúc này, 2 tuần sau, đúng dịp 30-4, quân Khmer bất ngờ tấn công thẳng vào An Giang và Châu Đốc, giết hại hàng trăm dân thường. Việt Nam buộc phải đáp trả. Cuối cùng, (1) chịu không nổi những cuộc đụng độ và tàn sát dã man, (2) cộng với lý do cho là Campuchia cấu kết với Trung Quốc, cực chẳng đã, Việt Nam quyết định nghe theo Liên Xô chính thức kết thúc mối quan hệ đồng minh lúc đó chỉ còn trên danh nghĩa và lật đổ chính quyền Khmer Đỏ bằng vũ lực. Lưu ý lúc đó TQ đối đầu với Liên Xô. VN là đồng minh của Liên Xô còn Khme Đỏ là đồng minh của TQ. Liên Xô muốn hất cẳng TQ ở khu vực nên ủng hô Việt Nam đánh Khme Đỏ là đồng minh của TQ.

Lấy cớ Khmer phạm tội diệt chủng, quân VN tiến vào “giải phóng” Campuchia, lật đổ chính quyền của kẻ từng là đồng minh. Lưu ý rằng truyền thông VN được chỉ đạo tuyên truyền đây là nghĩa vụ quốc tế. Lý do Khmer Đỏ “giết người Việt” không được nhấn mạnh bằng lý do Khmer Đỏ “diệt chủng người Cam”. Việc VN đưa quân vào Cam vì thế được nhấn mạnh là “nghĩa vụ quốc tế”, tạo tiền đề cho kế hoạch của VN tại Cam sau này (đề nghị xem thêm các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).

Tuy nhiên, VN không ĐÁNH rồi RÚT, mà dựng nên chính quyền bù nhìn thân Việt và bắt đầu thời kỳ hơn 10 năm đóng quân và ảnh hưởng. Lý do tại sao thì có rất nhiều (mời đọc thêm các tư liệu ở dưới), trong đó quan trọng nhất là việc Việt Nam muốn diệt hoàn toàn tàn quân Khmer Đỏ chứ không chỉ làm sụp đổ chính quyền cầm quyền. Có lẽ sự man rợ của Khmer Đỏ khiến VN không thể chấp nhận dù một chút rủi ro từ phía các tàn quân. Lưu ý rằng đến tận năm 92, khi các hiệp định quan trọng đã được ký kết thì Khmer Đỏ vẫn tiếp tục tìm giết người Cam gốc Việt với hy vọng họ sẽ không thể bỏ phiếu. Bản thân VN cũng cho rằng đây là một sai lầm chiến lược vì Việt Nam đã “dính líu quá sâu và quá lâu vào vấn đề Campuchia” (Hồi ký Trần Quang Cơ). Cũng có ý kiến cho rằng VN ban đầu tự vệ và giải phóng Capuchia, sau đó do chạy theo “tham vọng” lớn mà trở thành “sa lầy” ở đây trong một ván cờ của hai nước lớn Trung Quốc đối đầu với Liên Xô (đề nghị xem thêm các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).

Trong khi người Việt gọi đây là cuộc giải phóng nước láng giềng anh em và giúp bạn xây dựng đất nước, thì chính bản thân người Cam và hầu hết các tư liệu lịch sử ngoài biên giới VN lại cho rằng đây là cuộc xâm lược – (invasion). Khi tôi đến nhà tù S21 nơi trưng bày hàng trăm cái đầu lâu của dân Cam bị giết, thì nơi đây, đáng lý phải coi là tượng đài của việc người Cam biết ơn người Việt thì giấy trắng mực đen trên các tấm bản hướng dẫn khách tham quan vẫn tuyên bố Việt Nam “xâm lược” Campuchia.

Tại sao người Cam coi VN là quân xâm lược dù đã cứu họ thoát khỏi chế độ diệt chủng? Một lý giải cho cách hiểu này (theo như các tài liệu đưa ra ở dưới) là do VN không bó hẹp các hoạt động của mình tại Cam trong phạm vi quân sự để tiêu diệt tàn quân Khmer, mà sau đó đã nhúng tay quá sâu vào chính trị, áp đặt ảnh hưởng của mình lên chính trường Campuchia, hoặc có những chính sách thiếu khôn khéo khiến nhiều người Cam cho rằng VN không chỉ kết thúc chế độ diệt chủng mà còn đang lũng đoạn hệ thống chính trị Cam. Cần phải phân biệt rõ ràng hai chuyện này với nhau, vì đây là hai thái độ tình cảm riêng biệt. Họ mang ơn vì một chuyện (Khmer Đỏ), nhưng sau đó thành mang oán vì những chuyện hoàn toàn khác (thao túng chính trị + cho là VN lấy đất). (Một số bạn comment ở dưới thêm vào lý do một số người Việt làm ăn quá mức tinh quái đến thành lừa lọc nên bị người Cam ghét) .

Tuy nhiên, Trung Quốc coi việc VN dựng lên chính quyền bù nhìn thân Việt là một hành động qua mặt “láo xược” của đàn em, cộng với việc ViệtNam ký kết hiệp ước với Liên Xô được TQ cho là có mưu đồ bành trướng khu vực, nên đã khơi nguồn cuộc chiến tranh biên giới 79 để chia lửa với Khmer Đỏ, và để dằn mặt, nhằm bắt Việt Nam dời quân từ phía Nam lên phía Bắc, tạo điều kiện cho Khmer Đỏ lấy lại sức mạnh (xem trích nguồn bên dưới **).

Trong thời kỳ trụ lại Campuchia, Việt Nam bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ với lý do đã dùng vũ lực chiếm đóng nước khác. Nhiều tư liệu cho rằng các quyết định của chính quyền Campuchia trong thời kỳ này đều phải qua sự kiểm duyệt cuối cùng của VN. Mỗi bộ trưởng Cam đều đi kèm một cố vấn người Việt, chưa kể các cố vấn cho thứ trưởng. 80 nước trên thế giới và Liên Hiệp Quốc công nhận chính quyền Khmer Đỏ là chính quyền duy nhất đại diện cho Campuchia, phủ nhận chính quyền bù nhìn do VN lập nên. Việt Nam không được phép ra nhập nhiều tổ chức kinh tế quốc tế như IMF. Thụy Điển – một nước từng hết sức ủng hộ VN cũng rút toàn bộ viện trợ. Nhiều quốc gia dù CÔNG NHẬN CÔNG TRẠNG của VN trong việc xóa bỏ chế độ man rợ của Khmer Đỏ, nhưng lại không tin rằng ý đồ nguyên thủy của VN là thực sự muốn kết thúc chế độ diệt chủng Khmer. Nhiều nước coi việc VN đánh đổ Khmer chỉ là hệ quả phụ của một ván bài chính trị mà VN có thể vừa là người chơi vừa là nạn nhân. Nhiều nhà sử học đặt giả thuyết nếu Khmer Đỏ không tàn sát dã man người Việt thì hai bên vẫn sẽ tiếp tục là đồng minh, cho dù dân Campuchia có thể bị diệt chủng (xin xem thêm chi tiết trong các tài liệu bên dưới).

Từ góc nhìn này, Thaí Lan – một nước chưa bao giờ cảm thấy thoải mái vì cho rằng VN có tham vọng lớn ở Đông Nam Á, sợ rằng VN sau khi thôn tính Cam sẽ nuốt chửng cả Thái Lan- đã cưu mang những thành viên thất trận của Khmer Đỏ, cùng khối ASEAN yêu cầu VN lập tức rút quân để người Cam có thể thực hiện một cuộc bỏ phiếu mà không bị ảnh hưởng của thế lực nước ngoài. Một số nghiên cứu thậm chí cáo buộc VN vi phạm nhân quyền khi phong tỏa lương thực các vùng do tàn quân Khmer Đỏ chiếm giữ, khiến hệ quả phụ là hơn 600.000 dân Campuchia chết đói (xem trích dẫn nguồn ở dưới**).

Việt Nam có lẽ sẽ còn trụ lại Campuchia lâu hơn thời gian 10 năm nếu Liên Xô và hệ thống các nước XHCN không sụp đổ. Mất sự ủng hộ từ Liên Xô, chính quyền VN lúc đó buộc phải cầu hòa với TQ để tìm chỗ dựa/ anh cả mới. Kết quả của sự đổi chiều này chính là Hội nghị Thành Đô (Chengdu secret meeting) , được tổ chức bí mật và cho đến nay vẫn không hề được công bố. Lấy cớ hai nước cùng chung lý tưởng cộng sản, Lê Đức Anh tuyên bố: ” Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc”

Tuy nhiên, phía TQ một mực yêu cầu sẽ chỉ chấp nhận bình thường hóa quan hệ nếu Viet Nam hoàn toàn rút quân khỏi Campuchia. Trong cuốn Hồi Ký Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, ghi rõ “kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là “Biên bản tóm tắt” gồm 8 điểm, có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong 7 điểm về Campuchia, 2 điểm là những điểm có tính chất chung về mặt quốc tế mà 2 bên đang còn tranh cãi (giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia; rút hết quân Việt Nam ở Campuchia, còn 5 điểm thì hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Không có điểm nào theo yêu cầu của ta cả.”.

Để đổi lại sự ủng hộ của TQ, chính quyền VN không những phải bác bỏ luận điệu chính trị của chính mình suốt 10 năm, coi TQ là kẻ thù, phải từ bỏ ảnh hưởng cuả mình tại Campuchia, rút quân toàn bộ khỏi Cam, mà thậm chí phải sửa đổi cả Hiến Pháp . Hiến pháp năm 1980 gọi TQ là “bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược” nhưng Hiến pháp năm 1992 bỏ hẳn. Cuộc chiến biên giới năm 79 cũng gần như bị xóa khoỉ sách giaó khoa và các tư liệu lịhc sử đại chúng. Mỗi năm đến ngày kỷ niệm, báo chí không được phép đưa tin. Năm 2013, chỉ có duy nhất tờ Thanh Niên đưa headline Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979, và được coi là một tờ báo dũng cảm.

–> Từ những tư liệu đọc được trên đây, cộng với viêc người Việt lâu nay vốn hay có ý coi thường người Cam, tôi đã có thể hiểu được sự kiêu hãnh/ thậm chí thành kể cả ngạo mạn của kẻ tự cho mình là quân giải phóng cứu dân Cam khỏi họa diệt chủng, sự mù mờ dối trá của môn lịch sử đang giảng dạy tại nhà trường (mà thực chất là môn chính trị học, sàng lọc sự kiện)… là những lý do khiến Việt Nam thiếu sự đề phòng với đất nước láng giềng vẫn còn như con thú bị thương này. Bạn tôi nói một bộ phận người Cam nhìn người Việt còn nhiều nghi ngờ sâu sắc hơn cả người Việt nhìn người Trung Quốc. Những người biểu tình chống VN hiện nay ở Cam không chỉ đòi lại đất ngày xưa mà còn yêu cầu người phát ngôn của VN rút lại lời tuyên bố hồi tháng 6 về thực trạng chủ quyền một phần miền Nam VN trước khi Pháp đô hộ. Những kẻ cực đoan và bị kích động thì yêu cầu đuổi người Cam gốc Việt về nước. BBC đã có phóng viên tường thuật tại buổi biểu tình về vấn đề đòi đất của người Cam ngày 6-9.

Sẽ còn mất nhiều thời gian để chúng ta hiểu rằng tại sao 15.000 chiến sĩ hy sinh xương máu ở Campuchia với 30.000 người bị thương mà một bộ phận dân Campuchia lại nhanh chóng chuyển từ biết ơn sang oán thán? Tại sao 5% thiểu số người Việt phần lớn là dân nghèo làm nghề chài lưới hiện ở Cam bị một số người bản xứ nhìn nhận như kẻ thù hơn là những người nhập cư đến làm ăn sinh sống? Bản thân tôi sẽ phải tự đi tìm câu trả lời tại sao gia đình của chính mình phải chịu cảnh chia cắt khi đất nước đã thống nhất mà người đàn ông (ba tôi) vẫn phải tiếp tục lên đường cầm súng ở một chiến trường khác ? Tại sao Khmer Đỏ gọi Việt Nam là “cá sấu”? Cuốn sách đen (The Black book) của Khmer ám chỉ rằng chẳng ai tin con cá sấu, kể cả khi nó rơi nước mắt.

Vậy tại sao tôi viết post này? Lý do thứ nhất đơn giản vì báo chí VN không đưa tin, hoặc đưa tin nhỏ giọt. Bất kể một người dân bình thường nào cũng có quyền được biết nếu quốc kỳ của họ bị đốt ở một xứ ngoại bang. Họ có quyền được biết, và có quyền được hiểu tại sao lại nên cơ sự. Có bạn bảo là tôi đổ dầu vào lửa. Ơ hay, ở Cam mới có lửa chứ ở VN thì đã làm gì có dầu mà đòi châm lửa. Nhiều người Việt không hề biết cờ Tổ Quốc bị đốt, rằng người láng giềng ghét mình như mẻ, thậm chí đòi lại đất cho là “bị cướp” thì tôi dựng cột khói báo tín hiệu cho hay. Nghe tin dữ yếu tim không chịu được thì mắng người đưa tin là sao? Lại nữa, có bạn kêu vừa đi Cam về xong, chả thấy gì? Đương nhiên là bạn không thấy gì rồi. Bạn muốn trước khi người ta đốt cờ VN sẽ gửi email thông báo đến tất cả mấy chục triệu người ở khắp Campuchia để họ và bạn chuẩn bị mang máy ảnh đến chứng kiến chắc? Hay là bạn muốn bản thân mình ngồi trong quán cà phê mà thấy được tất cả những gì diễn ra ở mọi xó xỉnh trên đời? Ai mà cũng như Phật Bà ngàn mắt ngàn tay thấy được mọi thứ như thế thì cần cóc gì đến báo chí? Trong cuốn Con Đường Hồi giáo tôi vừa xuất bản, có hẳn một chương tôi ở Syria cả tháng trời giữa lúc đất nước nội chiến mà chẳng thấy một giọt máu. Bạn “không -thấy-gì” không có nghĩa là “không-có-gì” xảy ra.

Thứ hai, tôi cho rằng sách sử Việt Nam không đưa ra cái nhìn khách quan chân thực. Hẳn nhiên, chúng ta sẽ không-bao-giờ có được cái nhìn khách quan tuyệt đối, nhưng với sự va chạm của những nguồn tư liệu khác nhau không bị kiểm duyệt, chúng ta có thể cố gắng chạm vào gần hơn đến Sự Thật.

Lý do thứ ba, tôi muốn hiểu tại sao người Cam chưa bao giờ ghét người Trung Quốc như ghét người Việt, dù TQ từng chống lưng Khmer Đỏ, thậm chí từ trước khi TQ đầu tư hàng tỷ đô la vào đây và viện trợ đầy phóng khoáng cho Cam? Tại sao Campuchia bỏ phiếu phản lại nỗ lực của khối ASEAN bảo vệ chủ quyền biển Đông chống Trung Quốc tại hội thảo ASEAN 2 năm trước?

Tại sao bên cạnh rất nhiều những người Cam yêu VN lại có những người Cam ghét người Việt đến thế? Tại sao cờ Tổ Quốc tôi bị đốt cháy? Tại sao người Việt ở Cam đang ngày đêm lo sợ?

Tại sao xương máu của bao người Việt ngã xuống mà vẫn không thể đổi lại được lòng tin và tình bằng hữu của nước láng giềng? Tại sao VN tốn kém sức người sức của đến thế mà đổi lại chỉ là một sự nghi ngờ từ phía dân chúng? Nếu ván bài chính trị này tính sai, VN được gì ngoài sự ngã xuống của hàng vạn thanh niên để đổi lại một gia tài oán hận? Khi Hun Sen không còn nắm quyền, VN sẽ xử lý ra sao với một Campuchia thân TQ, xử lý ra sao với tình trạng cả phía Nam lẫn phía Bắc bị bủa vây bởi những láng giềng không hữu hảo?

Ai thực sự biết ơn VN, người Cam hay Hoàng gia Cam? Có phải họ tuy biết ơn VN đã cứu thoát khỏi họa diệt chủng nhưng không thể nguôi đi nỗi thù mất nước từ xa xưa? Có phải họ chịu ơn cứu mạng của VN nhưng lại nhanh chóng bị mất lòng tin khi thấy quân VN sau khi đánh đổ chế độ diệt chủng thì không rút đi mà tiếp tục ở lại, thành lập rồi giật dây chính quyền bù nhìn Heng Samrin?

Có phải những hận thù này đang được cố tình đổ dầu vào lửa, được các đảng phái chính trị đối lập với độc tài Hun Sen ở Cam lợi dụng cho những ván bài chính trị mới, kích động một bộ phận dân chúng tuy nhỏ nhưng hung hăng để tạo phản ứng dây chuyền, và kẻ chịu nạn là những người Cam gốc Việt vô tội?

Hận thù với láng giềng thì hầu như nước nào cũng có. Và tôi tin rằng hận thù nào cũng có thể hóa giải. Trân trọng quá khứ và cởi mở với nhau là điều kiện tiên quyết để tạo nên các mối giao hảo vững bền. Hơn bao giờ hết, quyền lợi của các quốc gia đang được thắt chặt vào nhau.

Hãy nhìn châu Âu mà xem, giết nhau hàng bao nhiêu thế kỷ mà giờ đường biên thênh thang không có cả lính gác. Tạo sao? Bởi châu Âu cũng như rất nhiều nước ngoài châu Âu không ngần ngại phán xét lịch sử của chính mình, phân tích chi ly cái gì đúng cài gì sai, chửi rủa những lỗi lầm của chính mình, liên tục nhắc thế hệ đi sau về những sai phạm của thế hệ đi trước. Có bạn tên @Phạm Trang comment ở dưới nói rằng có đất nước nào bôi xấu lịch sử của mình đâu. SAI ! Lịch sử VN thì đương nhiên là ta làm cái gì cũng đúng, chưa bao giờ chính quyền trên đất nước này làm cái gì sai cả !!!.

Nhưng nếu bạn bước ra thế giới sẽ thấy dù không bao giờ đạt 100% khách quan, nhưng nhiều nước văn minh luôn cố gắng hạn chế dùng lịch sử như một thứ đồ trang điểm cho đẹp hay công cụ tuyên truyền mà cố gắng nhìn nhận nó như một KHOA HỌC, tức là có đúng có sai, có phản biện và tranh luận. Cứ cách vài chục bước chân ở trung tâm Berlin bạn sẽ thấy những tấm biển lớn, chữ hai thứ tiếng Anh-Đức thông báo về những sự kiện lịch sử đen tối của Quốc Xã đã từng diễn ra ở địa điểm hay tòa nhà này trong quá khứ. Trẻ con Hà Lan được học về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dã man ở Nam Phi mà chính cha ông họ dựng lên, thậm chí bài quốc ca của họ vẫn còn nguyên trạng lời hát: “chúng ta nguyện trung thành với hoàng đế Tây Ban Nha”. Người Pháp và Anh thẳng thắn nhìn nhận hậu quả của những năm dài đô hộ thế giới, lập ra hàng trăm quỹ cứu trợ để hòng chuộc lại một phần lỗi lầm. Người Mỹ không che giấu sự thật về những vụ tàn sát người da đỏ. Thậm chí cả những nước có chủ nghĩa dân tộc cao như Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bắt đầu công nhận cuộc diệt chủng người Armenia. Thế giới vừa kỷ niệm 100 năm chiến tranh thế giới thứ nhất, hàng triệu bông hoa được cài lên áo cho TẤT CẢ những chiến sĩ ngã xuống ở cả hai phe, bất phân ta-địch.

Người chết luôn luôn được tôn trọng, nhưng những nguyên nhân và hệ quả của chiến tranh, những quyết định của TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO thì phải được nhìn nhận rõ ràng đúng sai. Phán xét lịch sử KHÔNG ĐỒNG NGHĨA với phán xét hành động hy sinh xương máu của các chiến sĩ mà là phán xét quyết định của người làm lãnh đạo, gửi quân ra chiến trường. Nói một cách khác, phải phán xét đúng sai để có thể tiết kiệm và tránh được đổ máu cho những người lính của hiện tại và tương lai. Như vậy, cái chết của họ mới không thành những con số vô nghĩa. Tại sao những quốc gia này làm thế? Bởi lịch sử sẽ trở nên vô dụng nếu ai cũng chăm chăm cho rằng mình làm gì cũng đúng, nếu sai thì thì có những lý do này nọ để thông cảm được. Chỉ có tôn trọng lịch sử, nhìn nhận và phán xét đúng sai rõ ràng thì những mối thâm thù mới có thể hóa giải, mới thấy cái chết là không cần thiết, những người từng giết nhau mới có thể nắm tay nhau trở thành bạn làm ăn.

Mối quan hệ Việt Cam may mắn chưa đến mức thảm sát nghiêm trọng như những ví dụ tôi nêu ra ở trên, nhưng cũng lại phức tạp hơn vì trắng đen không rõ ràng, người Cam vừa mang ơn vừa mang oán. Các làn sóng nghi ngờ, thậm chí thù hằn đối với người Việt là có thật và đang bị kích động bằng các chiêu bài chính trị. Nhưng tôi tin rằng hai nước Việt Cam hoàn toàn có thể để quá khứ sang một bên, hóa giải ân oán như chúng ta đã từng làm với Nhật, Pháp, Mỹ. Nếu chúng ta có thể tha thứ được cho kẻ thù, tại sao không thể lắng nghe tâm tư của kẻ mình từng cứu nạn? Và để hóa giải thì buộc phải có sự chân thành, phải có thành ý thực sự muốn tìm hiểu tại sao người hàng xóm lại ghét và nghi ngờ tấm chân tình của mình đến thế dù được mình cứu sống. Trước khi mắng họ vô ơn, hãy kiềm chế cơn giận và lắng nghe họ giãi bày.

Đường biên giới Việt Cam có thể sẽ không bao giờ thay đổi nữa. Cũng như những đường biên giới khác trên thế giới này sẽ không bao giờ thay đổi nữa. Tôi cũng như hàng triệu người Việt khác sẽ luôn ôm vào lòng hình ảnh đất nước hình chữ S. Nhưng tôi cũng sẽ phải hiểu rằng, cùng với hình ảnh lá cờ Tổ Quốc bị đốt cháy, lịch sử không bao giờ khép lại hay sang trang. Người ta chỉ cố tình hay vô ý quên nó đi trong chốc lát mà thôi.


(*) Nhiều người Cam gọi Việt là “youn”, nhưng một số không hiểu nghĩa. Một cách lý giải khác cho từ này là do chiết xuất từ chữ Yueh theo cách người Tàu gọi người Việt.

(**) Con số người Cam chết được trích từ tư liệu của cuốn “Cambodia’s Curse: The Modern History of a Troubled Land” (Lời nguyền của Campuchia: Lịch sử hiện đại của một mảnh đất đầy trắc trở), tác giả Joel Brinkley

(***) Sách tham khảo thì rất rất nhiều. Và đương nhiên khôgn có cuốn nào khách quan tuyệt đối cả. Vấn đề là khách quan đến đâu. Muốn tiến gần đến sự thật do vậy không có cách nào khác là phải tìm đọc từ nhiều nguồn.

Đây là một facebook status nên đương nhiên là không có chức năng đưa đủ thông tin. Đề nghị các bạn đọc và tìm hiểu thêm, rồi TỰ RÚT RA KẾT LUẬN CHO CHÍNH MÌNH.

Tôi xin giới thiệu ở đây một vài cuốn cá nhân tôi cho là có khá nhiều thông tin cho những ai muốn tìm một ý kiến khác, hoặc một ý kiến ngoài cuộc về lịch sử của mối quan hệ Việt Cam. Không nhất thiết phải đồng ý với các tác giả, nhưng đọc để tham khảo, so sánh, và biết các nhà sử học quốc tế nhìn nhận chúng ta như thế nào.

  1. “Why Vietnam Invaded Cambodia: Political Culture and the Causes of War” (Tại sao Việt Nam xâm lược Campuchia – Văn hóa chính trị và nguyên nhân của cuộc chiến), tác giả Stephen J. Morris
  2. Genocide by Proxy: Cambodian Pawn on a Superpower Chessboard (Con tốt đen Campuchia trong ván cờ của các nước lớn), của tác giả Micheal Haas.
  3. A History of Cambodia (Lịch sử Campuchia), của David Chandler
  4. Cambodia’s Curse: The Modern History of a Troubled Land (Lời nguyền của Campuchia: Lịch sử hiện đại của một mảnh đất nhiều thăng trầm), của Joel Brinkley

P/S cho những bạn hay đọc kiểu “đọc một suy luận mười”, bới bèo ra bọ, (không tìm ra bọ thì vẽ ra bọ), nhé! Chán các bạn lắm rồi ạ! Đề nghị các bạn block tôi đi nhé!

  1. Bạn gọi quá trình VN mở rộng xuống phía Nam là gì tùy bạn. Ở post này, tôi chỉ đưa ra hai cách nhìn, một là của lịch sử VN (mở nước). Hai là của người Cam (mất nước). Bản thân tôi chấp nhận cả hai. Quan điểm của tôi là luôn nhìn lịch sử thông qua những mất mát cũng như vinh quang của cả hai phe.

  2. Người Cam đương nhiên biết ơn người Việt, Hun Sen lại càng biết ơn tợn. Thế nên ông ấy mới lên tiếng đính chính là “người Việt không xâm lược Campuchia mà là revive (cứu sống) Campuchia. Không có người Việt, dân Cam chắc không chỉ dừng lại ở con số hơn 2 triệu người chết dưới bàn tay diệt chủng man rợ của Khmer Đỏ.

  3. Tuy nhiên, cùng với sự biết ơn đó là sự oán ghét CHƯA thể nguôi ngoai. Tâm lý người Cam vì vậy rất nhạy cảm, vì họ vừa biết ơn lại mang oán. Thế nên mới có chuyện trong khi chúng ta tưởng họ mang ơn mình thì họ đốt cờ VN. Mối thù này tuy không bùng phát ra ngoài, không phải ai ai cũng mang trong đầu, chỉ một số nhỏ dân chúng bị kích động, nhưng nó là mối thù có thật, và nó được các đảng đối lập lợi dụng triệt để để thu hút phiếu bầu. Post này để cho bạn biết cái gì đang diễn ra, và cá nhân tôi đang cố gắng tìm hiểu tại sao nó lại diễn ra như thế. Đừng có đặt chữ vào mồm tôi, cho là tôi ủng hộ các đường biên quốc gia trên thế giới có thể vẽ lại. Vẽ lại thế quái nào được? Ai mà cũng đòi trả lại đất đai từ xa xưa thì thành Israel-Palestine hết à? Mệt lắm các nhà suy diễn ạ! Đừng có hồ đồ kết luận tôi phản động, vô ơn, về phe nọ phe kia, không tôn trọng xương máu người ngã xuống. Bạn nào mắc lỗi này tôi xin block thẳng luôn. Đơn giản vì bạn không những mắc lỗi suy diễn mà còn vi phạm một trong những nguyên tắc tối thiểu của tranh luận văn minh: chỉ thảo luận về ý kiến chứ không xúc phạm cá nhân người nêu ý kiến.

  4. Vì vậy post này là hành trình cá nhân tôi đi tìm câu hỏi tại sao người Cam mang ơn mà trả oán. Tôi CHƯA bàn đến cuộc chiến ở Cam đúng sai ra sao, liệu việc VN đem quân vào Campuchia và ở lại đó có chính nghĩa hay không, mục đích của post (số 3) là để hiểu TẠI SAO một số người Cam hành động như vậy. Tạm thời có 3 lý do: (1) Di chứng lịch sử từ xưa để lại; (2) Các vấn đề xung quanh Khmer Đỏ và sự can thiệp quân sự cũng như chính trị của VN tại Campuchia; (3) Sự khác biệt về văn hóa giữa hai dân tộc cũng như cung cách làm ăn của một bộ phận người Việt hiện nay tại Cam.

Bạn nào muốn bàn đến cuộc chiến ở Cam đúng sai ra sao, có chính đáng hay không, xin để dành một dịp khác để tôi kịp trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu giỏi đã rồi chúng ta bàn luận cũng chưa muôn. Yêu cầu duy nhất là các ý kiến này phải dựa trên chứng cứ khoa học rõ ràng trên các tài liệu của bên thứ ba (không Cam không Việt) để chúng ta có thêm cơ sở tiến gần đến sự thật, bởi đương nhiên, chưa chắc những gì tôi đọc hiểu đã là toàn vẹn. Ở đây, tôi chỉ muốn trả lời câu hỏi TẠI SAO. Và vì muốn biết TAI SAO, chúng ta buộc phải mở lòng đặt mình vào vị thế của người Cam để có thể hiểu được nỗi lòng của họ.

Một số bạn ngang nhiên nói rằng bản chất của người Cam là như thế: họ là lũ VÔ ƠN. Nói thế thì có khác gì những người Trung Quốc mắng VN vô ơn, được TQ giúp cho bao nhiêu đạn dược để đánh nhau mà lại phản bội lại công hàm Phạm Văn Đồng? Có bao nhiêu người TQ có thể ngồi xuống bình tĩnh lắng nghe người Việt giải thích ngọn ngành? Nếu mình không thể làm được thế với Campuchia thì đừng đòi hỏi TQ phải hiểu tại sao VN nổi giận.

  1. Một số bạn bảo sao lại nói ra chuyện này, không có lợi. Tôi cho rằng nhiều người Việt không hể biết một bộ phận dân Cam lại có thể ghét mình đến mức này. Phải lựa chọn giữa hai trường hợp: (1) Sống cạnh một người hàng xóm ghét mình nhưng mình BIẾT TẠI SAO nó ghét mình để mà còn tìm cách hóa giải ân oán, và (2) Sống cạnh một người hàng xóm ghét mình nhưng minh KHÔNG HỀ BIẾT, lại cứ tưởng nó MANG ƠN mình nhiều lắm. Bạn chọn cách nào?

  2. Đừng có đòi tôi phải đưa ra giải pháp. Tôi là dân đen giống như bạn, thấy chuyện thì tri hô lên, cùng lắm là tốn công mày mò thêm để hiểu “tại sao”. Chúng ta trả thuế cho nhà nước làm cái việc “tìm ra giải pháp”. Tôi không phải là nhà nước.

  3. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi tôi sẽ làm gì với tư cách cá nhân, thì tôi xin thưa là sẽ gửi tất cả những người bạn Campuchia mình quen biết một lá thư, nói rằng mày biết không, có một ông nhà thơ ở nước tao tên Nguyen Duy nói rằng: “bên nào thắng thì nhân dân cũng bại”. Tao hiểu tại sao mày cáu, tao hiểu tại sao mày ghét người Việt. Tao hứa sẽ tìm hiểu thêm về lịch sử. Chuyện của chính quyền với nhau, xin mày đừng lẫn lộn với chuyện của dân đen.

Các bài báo về chuyện người Cam bài Việt đây nhé! Tôi chọn 4 nhóm llink, để tạo sự khách quan, một nhóm của Cam, nhóm của Việt (hai thứ tiếng của báo Thanh Niên và Dân Trí về vụ bài Việt ở Cam), hai link còn lại của phương Tây, và Al-jazeera được tôi coi như hãng thông tấn có vai trò làm cân bằng cán cân với phương Tây.

Báo chính thống của Campuchia
http://www.cambodiadaily.com/news/khmer-krom-protesters-burn-vietnamese-flag-66356/
http://www.cambodiadaily.com/news/nationalists-renege-on-threat-to-burn-embassy-69225/

Báo nhà mình
http://dantri.com.vn/kieu-bao/mot-nguoi-viet-tai-campuchia-bi-danh-hoi-dong-den-chet-839801.htm
http://www.thanhniennews.com/politics/vietnam-pm-asks-cambodia-to-discourage-antivietnamese-nationalism-30108.html

Hãng thông tấn Al-jazeera
http://www.aljazeera.com/indepth/features/2014/01/cambodia-protests-unmask-anti-vietnam-views-2014122101345786547.html

Hãng thông tấn Reuter
http://www.reuters.com/article/2014/04/29/us-cambodia-racism-idUSBREA3R1CN20140429


Nếu bạn có đủ thời gian, đây là phần dịch của bạn @Khanh Nguyen với bài viết “17/20 người bạn tôi ghét Việt Nam”

‘Trong số 20 người bạn của tôi, đã có đến 17 người ghét người Việt Nam’

Nguồn: Emily Wight, ‘Out of 20 of my friends, 17 hate the Vietnamese’, báo Phnom Penh Post, bản online, ngày 6 tháng 9 năm 2014, http://www.phnompenhpost.com/post-weekend/out-20-my-friends-17-hate-vietnamese

‘Trong số 20 người bạn của tôi, đã có đến 17 người ghét người Việt’ Nam’, đó là cảm nghĩ của bạn Tep Afril, một sinh viên 22 tuổi ngành công nghệ thông tin tại trường đại học Campuchia.

Một người bạn khác cùng nhóm với Tep cũng thừa nhận rằng đã từng nghĩ rằng người Việt Nam ở Campuchia che giấu một ‘mưu đồ bí ẩn’ nào đó.

Những bạn khác cũng đề cập đến một tâm lý chung của nhiều người Campuchia cho rằng những người Việt đang làm việc ở Campuchia với mục đích ‘xâm lược’, giống như cách giới quân sự của họ đã làm vào năm 1979, đẩy lùi quân Khmer Đỏ rồi đóng quân hơn 10 năm.

Afril miêu tả quan điểm của người Campuchia – một quan điểm mà chính Afril cũng không đồng tình – với một thái độ thẳng thắn khác thường đối với một vấn đề vốn rất nhạy cảm. ‘Ở Campuchia, chúng tôi có một ấn tượng không tốt về người Việt Nam.’

Thái độ khoan dung của Afril chính là mục tiêu phấn đấu của chương trình trao đổi văn hoá Sarus, chương trình tổ chức dự án xây dựng kết nối cộng đồng giữa người bản địa và người gốc Việt ở Campuchia.

Vào tháng 7, dự án này đã chào đón 10 sinh viên Việt Nam đến Campuchia đánh dấu 4 năm nỗ lực của chương trình vốn được tài trợ bởi tổ chức xây dựng hoà bình quốc tế Sarus.

Cuộc đối thoại diễn ra trong bối cảnh tâm lý bài trừ Việt Nam lan rộng và có khuynh hướng bạo lực ngày càng cao trong cộng đồng người Campuchia bản xứ.
Vào tháng 2 năm nay, Trần Văn Chiến (hoặc Chiên), một người Campuchia gốc Việt, đã bị đánh chết bởi đám đông ở thủ đô Phnom Penh trong một khung cảnh mà một nhân chứng miêu tả là ‘dân yuon… đánh dân Khmer’ (yuon: là từ lóng dân địa phương dùng để chỉ người Việt)

Vào tháng trước, chính phủ Campuchia vừa triển khai chương trình điều tra dân số, một chương trình mà nhiều người cho rằng nhắm đến người gốc Việt ở Campuchia.Có ít nhất hơn mười trường hợp bị trục xuất khỏi Campuchia.
Trở lại với chương trình trao đổi văn hoá của Sarus, vốn luôn nhấn mạnh việc không có bất kỳ mưu lợi chính trị nào đằng sau hoạt động của tổ chức, nhân viên điều phối Heng Sokchannaroath (gọi tắt là Naroath) cho biết chương trình năm nay đã được thực hiện một cách khác đi.

Trong 3 năm vừa qua, chính các nhân viên của Sarus phụ trách tổ chức các sự kiện; tuy nhiên năm nay, họ đã mời thêm các thành viên tham dự và các thực tập sinh tham gia vào việc quyết định chương trình hoạt động. Tiếp sau 2 tuần của các bạn sinh viên Việt Nam ở Campuchia như thường niên, lần đầu tiên sẽ có 10 bạn sinh viên Khmer đến Việt Nam để tham gia vào các dự án phục vụ cộng đồng như hoạt động trí phòng học ở các làng nghèo khó ở Việt Nam.

Đây là nỗ lực của chương trình nhằm cải thiện những định kiến tiêu cực bằng cách xây dựng thái độ tích cực cho thế hệ trẻ ở cả hai nước, như lời giải thích của Naroath – điều phối viên dự án. Cô cho biết thêm: ‘Các bạn sinh viên sẽ là thế hệ lãnh đạo tương lai của 2 quốc gia, vì thế họ có tiếng nói vô cùng quan trọng. Họ có thể nói chuyện với bạn bè và chia sẻ những trải nghiệm của ho về chương trình.’

Các bạn sinh viên Việt Nam trong chương trình này sẽ có hai tuần ở Campuchia, tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng ở một ngôi làng thuộc tỉnh Kandal vốn có nhiều người gốc Việt và cả dân nhập cư từ Việt Nam sang. Ở đây họ sẽ cùng làm việc với các bạn sinh viên ngừơi Khmer bản xứ.Đối với nhiều người gốc Việt ở Campuchia, cuộc sống là sự đấu tranh sinh tồn từng ngày trong một xã hội vốn không chấp nhận họ. Không quốc tịch đồng nghĩa với việc trẻ em không thể đến trường., còn cha mẹ của các bé thì không thể mua đất mua nhà. Nhiều gia đình sống trên những ngôi nhà nổi ven sông thiếu vệ sinh và ủ nhiều mầm bệnh đặc biệt khi mùa mưa ngập lụt.

‘Nhiều người ở đây không có giấy khai sinh ngay cả khi họ được sinh ra trên đất Campuchia; họ không đến trường; họ không được chính phủ chăm sóc, và thậm chí cộng đồng bản địa cũng chả đoái hoài quan tâm gì đến họ.’. Naroath cho biết và cô hy vọng rằng tổ chức Sarus sẽ có thể giới thiệu chương trình trao đổi tương tự đến người Miến Điện bản địa và người gốc Bangladesh ở Myanmar trong tương lai.’ (*)

(*) Tình huống xung đột tương tự ở Myanmar diễn ra giữa người Miến Điện bản địa và người gốc Bangladesh (còn gọi là nhóm người Rohingya)

Naroath giải thích rằng một phần của mối xung đột nảy sinh từ lich sử chiếm đóng giữa hai dân tộc. Sự hiện diện của quân đội Việt Nam từ năm 1979 đến 1989 vẫn còn hằn lên tâm trí của thế hệ trước. Cô nói thêm: ‘Họ nghĩ rằng người Việt đến đây để cướp công ăn việc làm của họ. Đó là vì yếu tố lịch sử – họ xem đó sự xâm lược đất nước Campuchia của người Việt’

Nhưng cội rễ của xung đột sắc tộc này có nguồn gốc sâu xa hơn thế, về tận thế kỷ 17, khi mà người Việt bắt đầu lấn sang lãnh thổ của người Khmer ở vùng đồng bằng sông Mekong. Vào thế kỷ 19, Việt Nam đã xâm lược Campuchia và thậm chí chiếm đóng cả Phnom Penh dưới triều vua Minh Mạng, vị vua đã cho rằng người Khmer là lạc hậu, điều mà sử gia Joel Brinkley đã ghi nhận lại trong quyển ‘Lời nguyền của Cambodia’ (Cambodia’s Curse).

Chỉ khi vua Norodom ký hiệp định với thực dân Pháp thì Campuchia mới được xem là không còn nằm trong sự kiểm soát của Viêt Nam – dù vẫn dưới quyền Bảo hộ của Pháp, nhiều lao động và nhân viêncôngvụ ở Campuchia lúc bấy giờ đều là người Việt, dẫn đến tâm trạng bất nhẫn trong nội bộ Campuchia.

Khi Việt Nam tiến quân vào Campuchia năm 1979, họ đã đẩy lùi được Khmer Đỏ,một chế độ hà khắc với những chính sách tàn ác đã giết hại gần 1.7 triệu người Campuchia. Nhưng quân Việt Nam đã không được chào đón như những người giải phóng được bao lâu.

Kok-Thay Eng, giám đốc nghiên cứu tại Trung Tâm Dữ Liệu Campuchia (the Documentation Center of Cambodia – DC-Cam) cho biết: ‘Trong suốt thời kỳ này, Việt Nam đã cố du nhập văn hoá Việt vào Campuchia và vấp phải sự phản đối từ người dân Campuchia.’. Ông cũng bổ sung quan điểm cho rằng việc mất đi lãnh thổ Kampuchea Krom hàng thập kỉ trước đã từ lâu gây nên không ít xung đột giữa 2 dân tộc.

Ngày nay, ông cho rằng, nhiều người Campuchia cảm thấy công việc của họ bị đe doạ bởi những người dân nhập cư Việt Nam. Nhiều người khác thì cho rằng dân nhập cư Việt chịu trách nhiệm về nạn khai thác gỗ lậu và đánh bắt cá tràn lan. ‘Người Campuchia còn cho rằng các công ty Việt Nam tiếp tay với những thương lái và chính trị gia địa phương để khai thác mỏ, đánh bắt cá tràn lan và cưỡm đoạt tiền lợi nhuận từ du lịch của Campuchia’ (**).

(**) lợi nhuận từ du lịch của Campuchia chủ yếu đến từ đền Angkor Wat vốn được quản lý bởi một công ty mà chủ đầu tư được cho là người Việt Nam.

Trọng tâm nỗ lực của tổ chức Sarus để đối trọng lại những thái độ bài trừ Việt Nam trên là sản phẩm từ một nghiên cứu về người Việt Nam ở Campuchia.Những kết luận trên đã được trình bày trong nhiều bài nghiên cứu trong ba năm trở lại đây. Kết quả nghiên cứu năm nay sẽ được trình bày trong một bộ phim tài liệu ngắn trình chiếu trong cuối tháng này. Hầu hết tư liệu hình ảnh trong bộ phim được quay tại một ngôi làng ở tỉnh Kandal, tập trung vào đời sống thường nhật của những người Việt nhập cư và người Campuchia gốc Việt tại đây.

Đạo diễn của bộ phim, Porchhay Seng, 23 tuổi, một sinh viên ngành Nghiên cứu quốc tế tại Học viện Ngoại ngữ, cho biết anh tham gia vào chương trình trao đổi này vì niềm đam mê của anh với phim ngắn và cơ hội làm việc vì cộng đồng.Anh thừa nhận, trước khi tham gia chương trình này, bản thân anh cũng có suy nghĩ rằng những người Việt sang Campuchia với một động cơ m


Đăng trên Facebook của chị Nguyễn Phương Mai, chôm ngày 4/9/2015. Tít tự đặt. Link